Tại thời buổi nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc thành lập doanh nghiệp liên doanh là nhu cầu cấp thiết của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước để có thể hợp tác, phát triển kinh doanh. Cùng chúng tôi tìm hiểu những quy định pháp lý hiện hành đối với thủ tục này ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp liên doanh là gì?
Tuy chưa có những định nghĩa cụ thể tại các văn bản pháp luật, tuy nhiên có thể hiểu doanh nghiệp liên doanh là loại hình hợp tác kinh doanh giữa hai hay nhiều chủ đầu tư của Việt Nam và nước ngoài với nhau, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Cũng có thể hiểu nôm na, doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bạn có thể thành lập doanh nghiệp liên doanh dưới những hình thức như:
- Công ty cổ phần có một phần vốn góp là của nhà đầu tư nước ngoài.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có một phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
- Công ty TNHH 1 thành viên có một phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (tương đương với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).
- Trường hợp nhà đầu tư Việt Nam chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của tổ chức kinh tế Việt Nam cho doanh nhân nước ngoài. Lúc này mô hình sẽ được chuyển đổi thành Công ty có vốn đầu tư 100% của doanh nhân nước ngoài.
- Trường hợp thương nhân nước ngoài góp vốn cùng nhà đầu tư Việt thành lập 1 tổ chức kinh tế độc lập.
Hình thức đầu tư khi thành lập doanh nghiệp liên doanh
Tùy thuộc vào hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh mà bạn muốn thực hiện để có thể xác định xem mình và các đối tác cần phải đáp ứng những điều kiện pháp lý như thế nào.
Thành lập tổ chức kinh tế mới
Trong trường hợp muốn thành lập doanh nghiệp liên doanh dưới hình thức thành lập một tổ chức kinh tế (công ty) mới, các nhà đầu tư cần đáp ứng được nhưng điều kiện theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020:
- Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế
- Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Ngoài việc thành lập tổ chức kinh tế mới, các chủ đầu tư của thể thực hiện liên doanh với nhau thông qua những hình thức như:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần; Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông; Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn; Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh; Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp liên doanh
Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp liên doanh sẽ cần chuẩn bị một số các tài liệu như:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty
- Điều lệ công ty liên doanh
- Danh sách thành viên, cổ đông trong công ty liên doanh
- Hợp đồng hợp tác liên doanh
- Các tài liệu pháp lý khác của các nhà đầu tư
Trong trường hợp dự án thuộc quy định cần có giấy phép đầu tư, bạn còn cần phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để hiểu rõ hơn về cách thức, trình tự thành lập doanh nghiệp liên doanh chi tiết nhất, hãy tham khảo thêm tại những bài viết khác của chúng tôi trên trang https://startuphouse.vn.
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn