Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là những đơn vị phụ thuộc quan trọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được giữa hai loại đơn vị phụ thuộc này có điểm gì khác nhau. Cùng so sánh các đặc điểm của văn phòng đại diện và chi nhánh doanh nghiệp trong nội dung bài viết dưới đây để lựa chọn loại hình đơn vị phụ thuộc phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của mình nhất.
Chi nhánh và văn phòng đại diện là gì?
Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Theo định nghĩa tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020:
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”
Điểm khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
Tuy đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nhưng chi nhánh và văn phòng đại diện mang các đặc điểm khác nhau :
Đặc điểm của chi nhánh doanh nghiệp
Chi nhánh doanh nghiệp được phép thực hiện các công việc, nghiệp vụ kinh doanh tương tự như công ty chủ quản. Ngoài ra, chi nhánh phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định, các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng khi hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm của văn phòng đại diện doanh nghiệp
Tuy văn phòng đại diện doanh nghiệp không được thực hiện chức năng kinh doanh, nhưng văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế đối với các sắc thuế không phát sinh. Nhiệm vụ của văn phòng đại diện là thay mặt đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp.
Chi nhánh và văn phòng đại diện có điểm gì giống nhau?
Về cơ bản là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, vì vậy cả chi nhánh và văn phòng đại diện đều phải đảm bảo một số quy định như:
- Phải gắn tên doanh nghiệp, đặt tên chính xác theo quy định của pháp luật
- Không có tư cách pháp nhân độc lập
- Các hoạt động phải phù hợp với nội dung hoạt động, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đều phải thực hiện thông báo đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
“a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.”
Thuê địa điểm thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện
Hầu hết các chi nhánh, văn phòng đại diện nên được thành lập và đặt tại thành phố Hồ Chí Minh để doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này. Để tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động, doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng của Startup House. Chúng tôi hỗ trợ các gói thuê như:
Tất cả các gói cho thuê văn phòng chi nhánh và văn phòng đại diện của Startup House đều được kèm theo tư vấn pháp lý hoạt động doanh nghiệp, giúp bạn có thể nhanh chóng đưa chi nhánh, văn phòng đại diện của mình đi vào hoạt động. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay thông qua các phương thức dưới đây.
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn