Thuế môn bài doanh nghiệp là một trong những sắc thuế trực thu của nhà nước đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Tùy thuộc vào số vốn điều lệ, thời gian thành lập cũng như ngành nghề kinh doanh mà các doanh nghiệp sẽ có các mức đóng thuế môn bài phù hợp theo quy định của pháp luật. Tìm hiểu các thông tin về thuế môn bài của doanh nghiệp trong nội dung bài viết dưới đây để thực hiện nghĩa vụ thuế doanh nghiệp chính xác nhất.
Mức nộp thuế môn bài doanh nghiệp
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật là một trong những đối tượng phải nộp thuế môn bài. Mức nộp thuế của doanh nghiệp được căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Cụ thể, theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 4 nghị định 139/2016/NĐ-CP:
“a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;”
Cần lưu ý, trường hợp doanh nghiệp được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Trường hợp nào doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài?
Không phải toàn bộ các doanh nghiệp đều phải nộp lệ phí môn bài, theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, bổ sung các đối tượng doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài, cụ thể:
- Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với: Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?
Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh vẫn phải thực hiện nộp thuế môn bài, trừ các trường hợp được quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016; bổ sung bởi Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP bao gồm:
Thứ nhất, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Thứ hai, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thứ ba, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
Thứ tư, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Thứ năm, miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trên đây là các thông tin pháp lý hiện hành đối với thuế môn bài doanh nghiệp, hay còn được gọi là lệ phí môn bài. Sắc thuế này hết sức quan trọng mà doanh nghiệp không được bỏ qua trong quá trình thời lập và hoạt động kinh doanh. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp hoặc tham khảo dịch vụ cho thuê văn phòng của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Startup House qua thông tin sau để được các chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.
STARTUP HOUSE
Email: [email protected]