Doanh nghiệp sau khi đã thành lập được một thời gian sẽ mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Một trong những cách để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như tiếp cận nhiều thị trường mới đó là thành lập chi nhánh. Vậy để thành lập một chi nhánh mới thì hồ sơ thành lập chi nhánh cần có những gì?
Hiểu thế nào là chi nhánh của công ty?
Theo quy định tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi nhánh vừa thực hiện được chức năng kinh doanh, vừa thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền. Doanh nghiệp thành lập chi nhánh với mục đích là để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường mới ở nhiều khu vực khác nhau trong nước và cả thị trường nước ngoài.
Chi nhánh của doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động trong phạm vi ranh giới quốc gia (có thể là ranh giới của huyện, tỉnh hay một xã trong lãnh thổ quốc gia). Ngoài ra, chi nhánh được thực hiện tất cả các hoạt động, công việc, nghiệp vụ như chức năng của công ty mẹ.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp và Điều 33 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP) khi doanh nghiệp thành lập chi nhánh thì phải nộp hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh. Hồ sơ để thành lập chi nhánh được pháp luật quy định bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Thông báo thành lập chi nhánh theo mẫu. Nội dung của thông báo thường bao gồm những nội dung cơ bản như: Tên chi nhánh công ty; địa chỉ trụ sở của chi nhánh; thông tin người đứng đầu của chi nhánh; ngành nghề kinh doanh của chi nhánh; thông tin người đứng đầu chi nhánh;
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh của chủ sở hữu công ty. Trong quyết định sẽ bao gồm các thông tin cụ thể về người đứng đầu chi nhánh như: Tên của người đứng đầu chi nhánh; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch; hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện tại; số CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu; ngày cấp; nơi cấp;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.
Sau khi đã chuẩn bị xong bộ hồ sơ thành lập chi nhánh, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ trên lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở chính. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho công ty.
Một lưu ý nữa là khi thành lập chi nhánh cho công ty, các chủ thể cần quan tâm đến địa điểm nơi đặt văn phòng làm việc của chi nhánh. Để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như được trải nghiệm những tiện ích hiện đại, môi trường làm việc năng động thì các dịch vụ văn phòng cho thuê, văn phòng ảo là hoàn toàn phù hợp.
Trường hợp doanh nghiệp muốn được tư vấn thêm về các dịch vụ cho thuê văn phòng của Startup House, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn