Để thu hút các nhà đầu tư tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư như ban hành những ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư và địa bản ưu đãi đầu tư. Theo đó, khi đầu tư vào những ngành nghề hoặc khu vực này, các nhà đầu tư sẽ nhận được một số ưu đãi nhất định. 

Ngành, nghề ưu đãi đầu tư 

Khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư 2020 có quy định cụ thể về các ngành, nghề ưu đãi đầu tư, bao gồm:

  • Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
  • Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
  • Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;
  • Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
  • Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
  • Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;
  • Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;
  • Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;
  • Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học;
  • Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bảo quản thuốc; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; sản xuất trang thiết bị y tế;
  • Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
  • Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;
  • Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
  • Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.

Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

Ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bản ưu đãi đầu tư năm 2021

Ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bản ưu đãi đầu tư năm 2021

Địa bàn ưu đãi đầu tư

Khoản 2 Điều 16 Luật Đầu tư 2020 có quy định về các địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Bao gồm:

  • Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Theo đó, Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư được quy định chi tiết, cụ thể tại Phụ lục II Ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

Ngoài ra, nếu trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh mà bạn muốn tìm kiếm trụ sở kinh doanh cho công ty được tách thì có thể liên hệ với Startup House chúng tôi. Tại đây bạn sẽ được cung cấp văn phòng đầy đủ tiện nghi, hình thức cho thuê đa dạng như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được văn phòng vị trí thuận lợi và chi phí tiết kiệm.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các quy định về ngành nghề ưu đãi và địa bàn đầu tư. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp hoặc tham khảo dịch vụ cho thuê văn phòng của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Startup House qua thông tin sau để được các chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất:

STARTUP HOUSE

Email: phu.ngo@startuphouse.vn