Hoạt động nhượng quyền thương mại ngày càng phát triển ở Việt Nam và thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Vậy nhượng quyền kinh doanh dịch vụ được thực hiện như thế nào?
Điều kiện nhượng quyền
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, trong Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền.
Đối với bên nhượng quyền, điều kiện để được nhượng quyền thương mại là khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm (Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi các Nghị định 120/2011/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-CP).
Đối với bên nhận nhượng quyền thì điều kiện để được nhận quyền đã được bãi bỏ bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP. Theo đó, bên nhận quyền chỉ cần đáp ứng các điều kiện do Bên nhượng quyền đưa ra và do các bên tự thỏa thuận với nhau.
Quá trình nhượng quyền kinh doanh
Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Thương mại (Điều 17 Nghị định Nghị định 35/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP). Tuy nhiên nếu nhượng quyền thuộc hai trường hợp sau thì không phải đăng ký bao gồm:
- Nhượng quyền trong nước;
- Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Đối với trường hợp thương nhân nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam phải thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Thương mại sẽ chuẩn bị hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định của Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại về hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương. Thương nhân định kỳ thực hiện chế độ báo cáo cho Sở Công Thương chậm nhất là vào ngày 15/01 hàng năm theo Biểu mẫu quy định (tại Phần B Phụ lục 3 Thông tư 09/2006/TT-BTM). Các thông tin về bên nhượng quyền phải báo cáo cho Sở Công Thương bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin về bên nhượng quyền: Sơ đồ tổ chức bộ máy; Tên, nhiệm vụ và kinh nghiệm công tác của các thành viên ban giám đốc của bên nhượng quyền; Thông tin về bộ phận phụ trách lĩnh vực nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền; Kinh nghiệm của bên nhượng quyền trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền; Thông tin về việc kiện tụng liên quan tới hoạt động nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền trong vòng một (01) năm gần đây.
- Chi phí ban đầu mà bên nhận quyền phải trả;
- Các nghĩa vụ tài chính khác của bên nhận quyền;…
Đồng thời, các bên thực hiện ký kết Hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng này phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Khi nhượng quyền thương mại, điều mà bên nhượng quyền quan tâm chính là điều kiện cơ sở vật chất, khả năng kinh doanh của bên nhận quyền có đúng theo hệ thống mà bên nhượng quyền đưa ra cho bên nhận quyền hay không. Do đó, việc lựa chọn địa điểm kinh doanh là vô cùng quan trọng. Bạn có thể lựa chọn thuê văn phòng tại Startup House, tại đây chuyên cung cấp các hình thức thuê văn phòng tiện ích như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Startup House luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quá trình nhượng quyền dịch vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp cần được tư vấn thêm về vấn đề nhượng quyền thương mại hoặc về dịch vụ cho thuê văn phòng, hãy liên hệ trực tiếp với Startup House chúng tôi qua địa chỉ sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn