Khi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh thì doanh nghiệp có thể thành lập thêm địa điểm kinh doanh ở địa phương khác. Vậy tên của địa điểm kinh doanh có bắt buộc giống tên doanh nghiệp hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Quy định về thành lập Địa điểm kinh doanh
Về khái niệm địa điểm kinh doanh, căn cứ khoản 3 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể. Theo đó, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp vẫn tiến hành các hoạt động kinh doanh chính mà doanh nghiệp đã đăng ký và chỉ đạo, không có chức năng đại diện theo ủy quyền như văn phòng đại diện hay chi nhánh.
Hiện nay, theo quy định mới tại Nghị định số 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì địa điểm kinh doanh không còn bắt buộc phải đặt trong cùng 1 tỉnh, thành phố với trụ sở chính. Theo đó, doanh nghiệp có thể địa điểm kinh doanh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính. Điều này giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động hơn.
Quy định về đặt tên của địa điểm kinh doanh
Về quy định liên quan đến đặt tên địa điểm kinh doanh, pháp luật không có quy định bắt buộc tên địa điểm kinh doanh phải giống tên doanh nghiệp hay phải kèm theo tên doanh nghiệp. Thay vào đó, pháp luật chỉ quy định chung về cách đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP) như sau:
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Ngoài tên bằng tiếng Việt địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt;
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh;
- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 đã có quy định mới về tên địa điểm kinh doanh. Cụ thể theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”. Điều này giúp khách hàng nhanh chóng nhận diện ra sản phẩm, dịch vụ của công ty hơn. Vậy nên việc đặt tên địa điểm kinh doanh nên kèm theo tên doanh nghiệp để tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính hay chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì có thể liên hệ với Startup House chúng tôi. Tại đây, chúng tôi có nhiều hình thức thuê khác nhau như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đồng thời văn phòng của chúng tôi luôn cam kết đầy đủ tiện nghi và với chi phí hợp lý cho bạn.
Như vậy, tại thời điểm hiện Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thì tên địa điểm kinh doanh không bắt buộc giống tên doanh nghiệp. Khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thì tên địa điểm kinh doanh sẽ phải bao gồm tên doanh nghiệp và cụm từ “Địa điểm kinh doanh”. Nếu bạn muốn tư vấn thêm về dịch vụ cho thuê văn phòng hoặc giải đáp các thắc mắc liên quan, bạn có thể liên hệ với Startup House chúng tôi qua địa chỉ sau để được tư vấn trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn