Để thành lập hợp tác xã thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với bạn về những đối tượng được phép thành lập hợp tác xã theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối tượng được thành lập hợp tác xã
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 thì Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Theo đó, để thành lập hợp tác xã phải có ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập hợp tác xã. Các thành viên có thể là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân và họ tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Để trở thành thành viên của hợp tác xã thì cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012 bao gồm:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
- Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
- Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
- Góp vốn theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã;
- Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam
Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 107/2017/NĐ-CP) quy định chi tiết hơn về điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài. Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam bao gồm:
- Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật Dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
- Pháp nhân Việt Nam khi tham gia hợp tác xã phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó;
- Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó;
- Góp vốn theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã
Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với cá nhân là người nước ngoài
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật Hợp tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài;
- Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.
Ngoài ra Startup House chúng tôi còn cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng uy tín và đảm bảo chất lượng. Chúng tôi cho thuê văn phòng với hình thức thuê đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Khách hàng sẽ luôn an tâm về chất lượng văn phòng và chất lượng dịch vụ của Startup House chúng tôi.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những đối tượng được phép thành lập hợp tác xã. Nếu bạn có nhu cầu thuê văn phòng hoặc giải đáp thêm các thắc mắc pháp lý, hãy liên hệ với Startup House chúng tôi qua thông tin sau để được hỗ trợ tốt nhất:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn