Hoạt động thành lập doanh nghiệp xã hội không còn quá xa lạ trong các hoạt động thương mại tại thị trường Việt Nam. Vậy doanh nghiệp xã hội là gì? Các ưu điểm, nhược điểm đối với loại hình doanh nghiệp này, cũng như trình tự thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay trong nội dung bài viết dưới đây để bạn đọc theo dõi.
Doanh nghiệp xã hội là gì?
Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí giữa hoạt động kinh doanh và lợi ích xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:
- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định
- Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng
- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký
Đối với các doanh nghiệp xã hội, pháp luật có những quy định ưu tiên hơn nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động lâu dài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xã hội cũng cần đảm bảo duy trì mục tiêu hoạt động và thực hiện đúng các tiêu chí quy định trong suốt quá trình hoạt động.
Các ưu nhược điểm đối với doanh nghiệp xã hội
Khi muốn thành lập doanh nghiệp xã hội, bạn có lựa chọn một trong ba loại mô hình hoạt động chính bao gồm:
- Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận: như các tổ chức tình nguyện, thiện nguyện, trung tâm, hiệp hội người khuyết tật, trại trẻ mồ côi, trại dưỡng lão…
- Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận: là loại hình doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu xã hội, với nguồn lợi nhuận phát sinh chủ yếu được dùng tái đầu tư hoặc mở rộng phát triển xã hội.
- Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận: Là loại hình doanh nghiệp kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội. Mô hình này thường hướng đến các dự án môi trường, xã hội, vì cộng đồng.
Khi thành lập doanh nghiệp xã hội, ưu điểm lớn nhất đó là được pháp luật tạo điều kiện hết sức để ủng hộ phát triển bền vững, lâu dài đối với hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra giá trị xã hội to lớn.
Tuy nhiên, song song với đó, doanh nghiệp xã hội thường vướng vào các hành vi lợi dụng niềm tin, kêu gọi tài trợ để phục vụ cho những mục đích cá nhân. Quy định pháp lý doanh nghiệp đối với loại hình này cũng chưa thật sự chặt chẽ, gây khó khăn trong hoạt động vận hành, chuyển đổi loại hình khác sang doanh nghiệp xã hội. Đồng thời, với đặc thù kinh doanh không cần lợi nhuận, các doanh nghiệp xã hội sẽ bị hạn chế nguồn vốn từ các nhà đầu tư thương mại.
Thành lập doanh nghiệp xã hội như thế nào?
Pháp luật cho phép doanh nghiệp xã hội được hoạt động dưới mọi loại hình doanh nghiệp. Thành phần hồ sơ thành lập được quy định tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp mà pháp luật đã quy định. Ngoài tài liệu đăng ký doanh nghiệp cơ bản, bạn cần chuẩn bị thêm am kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do những chủ thể được quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 01/2021 ký:
“a) Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân;
b) Đối với công ty hợp danh: các thành viên hợp danh;
c) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức;
d) Đối với công ty cổ phần: cổ đông sáng lập là cá nhân, cổ đông khác là cá nhân, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập là tổ chức, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông khác là tổ chức, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập.”
Hoạt động của các doanh nghiệp xã hội luôn là những hoạt động vì cộng đồng, hướng đến lợi ích chung của cộng đồng và được toàn thể xã hội ủng hộ. Để có thể hiểu chi tiết hơn về trình tự và các quy định liên quan đến hoạt động thành lập doanh nghiệp xã hội, bạn có thể trực tiếp trao đổi với chúng tôi thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn