Với mục đích muốn mở rộng hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp thường thực hiện các biện pháp để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên như tăng vốn góp, tiếp nhận thành viên vốn góp mới, nhập lợi nhuận sau thuế không chia vào thành vốn điều lệ,…Và một cách mà các công ty cổ phần hay thực hiện đó là chào bán cổ phần riêng lẻ. Vậy, thủ tục cơ bản tăng vốn điều lệ theo hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ bao gồm những bước nào?
Thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ
Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Doanh nghiệp 2020, khi công ty cổ phần tiến không phải là công ty đại chúng muốn chào bán cổ phần riêng lẻ thì phải đáp ứng các các điều kiện sau đây:
- Không chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;
- Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Theo đó, khi chào bán, công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định như sau:
- Công ty quyết định phương án chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định của Luật này;
- Cổ đông của công ty thực hiện quyền ưu tiên mua cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 124 của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty;
- Trường hợp cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua không mua hết thì số cổ phần còn lại được bán cho người khác theo phương án chào bán cổ phần riêng lẻ với điều kiện không thuận lợi hơn so với điều kiện chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác.
Thủ tục cơ bản tăng vốn điều lệ của CTCP sau khi chào bán cổ phần riêng lẻ
Sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phần riêng lẻ để tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì, công ty cổ phần sau khi tăng vốn điều lệ phải gửi hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;
- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần, kèm theo Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ phải có các giấy tờ sau đây:
- Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần;
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần.
Trong quá trình mở rộng quy mô kinh doanh, nếu bạn muốn tìm kiếm trụ sở kinh doanh mới cho công ty được tách thì có thể liên hệ với Startup House chúng tôi. Tại đây bạn sẽ được cung cấp văn phòng đầy đủ tiện nghi, hình thức cho thuê đa dạng như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được văn phòng vị trí thuận lợi và chi phí tiết kiệm.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về thủ tục cơ bản tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần thông qua việc chào bán cổ phần riêng lẻ theo Luật Doanh nghiệp 2020. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp hoặc tham khảo dịch vụ cho thuê văn phòng của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Startup House qua thông tin sau để được các chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn