Dịch vụ ăn uống ngày càng được nhiều người lựa chọn để kinh doanh, đặc biệt là các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về thủ tục đăng ký kinh doanh cho cửa hàng ăn uống của gia đình.
Đăng ký kinh doanh cho cửa hàng ăn uống của gia đình
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Để thành lập hộ kinh doanh thì cá nhân phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể các bước thành lập hộ kinh doanh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT); Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình; Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Bạn nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị lên Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện/quận nơi bạn thực hiện việc kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.
Theo đó, cửa hàng ăn uống của gia đình khi kinh doanh phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình thực hiện bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Y tế nơi bạn kinh doanh vì là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn;
Bước 3: Xử lý hồ sơ và nhận kết quả
Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nếu cơ sở đủ điều kiện thì sẽ cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng ăn uống của bạn.
Ngoài ra, Startup House là một trong những đơn vị cho thuê văn phòng có chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Chúng tôi có rất nhiều hình thức thuê khác nhau như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ luôn là tiêu chí hàng đầu của Startup House.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về thủ tục đăng ký kinh doanh cho cửa hàng ăn uống của gia đình. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần sự hỗ trợ về thủ tục, hãy liên hệ trực tiếp với Startup House chúng tôi để được tư vấn tốt nhất:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn