Khi cá nhân nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thường phải có giấy phép đầu tư. Vậy có những trường hợp nào cá nhân nước ngoài đầu tư mà không cần xin giấy phép chứng nhận đầu tư hay không?
Hình thức đầu tư vào Việt Nam
Hiện nay Việt Nam phát triển nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó, Luật Đầu tư 2014 cũng quy định đa dạng các hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, tổ chức nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam có thể thông qua các hình thức sau theo quy định của Luật Đầu tư 2014 bao gồm:
- Thành lập tổ chức kinh tế;
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng (PPP,BCC);
- Thực hiện dự án đầu tư.
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, lĩnh vực của dự án đầu tư mà có những dự án đầu tư phải xin chấp thuận đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trường hợp không cần xin giấy phép đầu tư
Theo quy định tại Điều 36 Luật Đầu tư, các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 là tổ chức kinh tế:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Đồng thời, khoản 2 Điều 36 Luật Đầu tư 2014 cũng quy định các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 là những tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ.
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Như vậy, khi cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng các hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế và tỷ lệ vốn góp dưới 51% vốn điều lệ thì sẽ không phải xin giấy chứng nhận đầu tư. Theo đó, khi đầu tư vào Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý tỷ lệ góp vốn và những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.
Ngoài quan tâm tới những trường hợp không phải cấp giấy phép đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam cũng thường quan tâm tới lựa chọn văn phòng để kinh doanh. Startup House là đơn vị cung cấp văn phòng đảm bảo chất lượng, đầy đủ tiện nghi, ngoài ra còn có nhiều hình thức thuê hiện đại như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Nhà đầu tư sẽ luôn an tâm khi thuê văn phòng tại Startup House vì chúng tôi luôn đảm bảo đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những về những trường hợp cá nhân nước ngoài đầu tư mà không xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp bạn cần được tư vấn trực tiếp để biết chi tiết hơn hoặc quan tâm tới dịch vụ cho thuê văn phòng, hãy liên hệ ngay với Startup House chúng tôi qua thông tin sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn