Pháp luật luôn khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh doanh để giúp phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều được thành lập doanh nghiệp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu liệu viên chức có được phép thành lập doanh nghiệp thông qua bài viết sau đây:
Quyền thành lập doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải tổ chức, cá nhân nào cũng được quyền thành lập doanh nghiệp mà có những đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Những đối tượng đó được Luật Doanh nghiệp liệt kê cụ thể tại khoản 2 Điều 18 bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
Viên chức có được phép thành lập doanh nghiệp?
Liên quan đến hoạt động kinh doanh của viên chức, tại khoản 3, Điều 14 Luật Viên chức 2010 cũng quy định Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định: “Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”.
Theo đó, viên chức không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Bởi lẽ viên chức là những người hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập và được giao những công việc, nhiệm vụ nhất định. Nếu để viên chức tham gia thành lập doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được việc hoàn thành những công việc được giao tại đơn vị mình đang công tác. Mặc dù không được quản lý và thành lập doanh nghiệp, viên chức vẫn được quyền góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể là:
- Đối với công ty cổ phần viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp;
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghiệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó;
- Còn đối với công ty hợp danh thì viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.
Startup House ngoài hỗ trợ tư vấn pháp lý còn cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng, Tại đây có rất nhiều dịch vụ cho thuê văn phòng tiện lợi và hiện đại như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Mỗi gói văn phòng đều đảm bảo đầy đủ tiện nghi, phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quyền thành lập doanh nghiệp của viên chức. Trường hợp bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc hỗ trợ về dịch vụ cho thuê văn phòng của Startup House, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm chi tiết qua địa chỉ sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn