Thành lập doanh nghiệp startup ở bước ban đầu luôn vấp phải rất nhiều khó khăn, không chỉ ở bước vận hành mà còn tại rất nhiều các khâu khác nhau như: pháp lý doanh nghiệp, xoay vòng vốn, khách hàng, nhân sự… Để có thể đưa doanh nghiệp startup của mình phát triển bền vững, bước đầu tiên mà bạn không được lơ là chính là xây dựng khung pháp lý hoàn thiện để có thể làm bước đệm vững chắc nhất cho doanh nghiệp mình.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Pháp luật hiện hành cung cấp và quy định khá nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau để các chủ thể đầu tư có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp startup theo đúng với nhu cầu của mình.
Doanh nghiệp tư nhân
Đây là loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ nắm mọi quyền quyết định đối với hoạt động của công ty. Tuy nhiên, chủ sở hữu đồng thời cũng chịu trách nhiệm trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm hai loại: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Cả hai loại hình doanh nghiệp này đều có tư cách pháp nhân. Chủ đầu tư, các thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty hợp danh
Công ty hợp hợp danh là loại hình doanh nghiệp khá đặc biệt, phù hợp với mô hình kinh doanh gia đình, anh em. Theo quy định của pháp luật, công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; trong khi thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có ưu điểm nổi trội về việc kêu gọi và huy động vốn. Với số vốn được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông sở hữu cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp startup theo đúng quy định
Dù lựa chọn hoạt động ở bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, bạn đều phải tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định mà pháp luật đã ban hành. Theo đó, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phải được nộp đến Phòng đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên, cổ đông
- Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với: chủ doanh nghiệp, thành viên, cổ đông là cá nhân; người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên, cổ đông là tổ chức
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của thành viên, cổ đông là tổ chức
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Pháp luật cho phép bạn nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp startup trực tiếp đến phòng đăng ký kinh doanh, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến thông qua hệ thống đăng ký doanh nghiệp điện tử.
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp startup, bạn còn cần tiến hành các thủ tục khác như: đăng ký giấy phép kinh doanh, khai báo và đăng ký thuế ban đầu, đặt con dấu doanh nghiệp, lựa chọn địa điểm văn phòng, trụ sở… Bạn có thể tham khảo thêm các thủ tục này trên trang https://startuphouse.vn hoặc trực tiếp liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ pháp lý startup cũng như hỗ trợ cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng doanh nghiệp hiệu quả, tiết kiệm nhất thị trường.
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn