Thành lập doanh nghiệp mới là viên gạch đầu tiên, vô cùng quan trọng để xây dựng nền tảng kinh doanh bền vững, phát triển lâu dài. Quá trình thành lập doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đăng ký kinh doanh, mà còn trải qua các thủ tục đặc thù khác nhau để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp mới
Để thành lập doanh nghiệp mới dưới bất kỳ hình thức nào, bạn đều cần phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ chi tiết phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn dự định thành lập. Tuy nhiên, về cơ bản bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nói chung cần có các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên. cổ đông
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên, cổ đông
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức
- Một số tài liệu liên quan khác đối với từng loại hình doanh nghiệp
Một số các thủ tục pháp lý liên quan khi thành lập doanh nghiệp mới
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn tiếp tục phải thực hiện các thủ tục pháp lý khác để hoàn thiện khung pháp lý cho doanh nghiệp của mình đi vào hoạt động.
Lệ phí môn bài cho doanh nghiệp mới
Thực hiện nghĩa vụ thuế là việc không thể bỏ qua trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mới, mức thuế môn bài mà bạn phải nộp dựa trên số vốn điều lệ mà bạn đã đăng ký khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Cụ thể:
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: mức thuế 3.000.000 đồng/năm
- Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: mức thuế 2.000.000 đồng/năm
Thông báo mẫu dấu doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, dấu của doanh nghiệp được thực hiện như sau:
“1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần có tài khoản ngân hàng của mình để thực hiện các giao dịch với tư cách pháp nhân. Tùy thuộc mỗi ngân hàng sẽ có quy định hồ sơ mở tài khoản doanh nghiệp khác nhau, về cơ bản sẽ cần các tài liệu như:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép đăng ký doanh nghiệp
- Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp
- Mẫu dấu và con dấu doanh nghiệp
Có nên mở văn phòng đại diện, chi nhánh cho doanh nghiệp hay không?
Sau khi thành lập doanh nghiệp mới, bạn có thể mở rộng doanh nghiệp và phát triển kinh doanh thông qua mở văn phòng đại diện, chi nhánh doanh nghiệp tại các thị trường khác. Nếu chưa đủ kinh phí, bạn có thể lựa chọn thuê văn phòng ảo để tiếp cận với nhiều nguồn khách hàng, đối tác mà vẫn đảm bảo mức chi phí thuê rẻ, chất lượng.
Đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng phát triển kinh doanh với mức chi phí vừa phải, hiệu suất hoạt động cao thì việc thuê văn phòng ảo là lựa chọn hàng đầu. Tham khảo ngay các gói thuê văn phòng, các gói office share và những dịch vụ đi kèm khác của Startup House hoặc liên hệ với chúng tôi thông qua các phương thức dưới đây để được hỗ trợ chi tiết trong việc thành lập doanh nghiệp mới.
STARTUP HOUSE
Email: [email protected]