Mở chi nhánh doanh nghiệp không còn là hoạt động xa lạ trong hoạt động kinh doanh phổ biến của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thật sự cần thiết phải mở chi nhánh cho doanh nghiệp không? Thủ tục thành lập chi nhánh được pháp luật quy định như thế nào? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.
Chi nhánh doanh nghiệp là gì?
Trước khi quyết định thực hiện mở chi nhánh doanh nghiệp, bạn cần biết chi nhánh doanh nghiệp được định nghĩa tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020: “là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Ngoài chi nhánh, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo mở thêm các đơn vị phụ thuộc khác như địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện để phục vụ cho kế hoạch phát triển doanh nghiệp của mình.
Tại sao cần mở chi nhánh doanh nghiệp?
Việc mở chi nhánh doanh nghiệp mang lại cho doanh nghiệp khá nhiều lợi thế trong quá trình hoạt động, phát triển kinh doanh. Có thể điểm qua một số lợi ích rõ nét khi mở chi nhánh như sau:
- Mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp sang các địa phương, thậm chí là các quốc gia khác
- Được phép thuê trụ sở làm việc, thuê hoặc mua các vật dụng, phương tiện cần thiết để chi nhánh hoạt động tại một nơi khác trụ sở doanh nghiệp.
- Chi nhánh về cơ bản có thể xem như một doanh nghiệp thu nhỏ, vì nó có quyền thực hiện các hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa khác phù hợp với giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi nhánh doanh nghiệp cũng có thể tự do tuyển dụng người lao động trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thủ tục mở chi nhánh doanh nghiệp mới nhất
Doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh cần đáp ứng được đủ các điều kiện, cũng như thực hiện đúng trình tự thông báo thành lập mà pháp luật quy định.
Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh doanh nghiệp bao gồm các tài liệu sau:
“a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.”
Thời hạn xử lý hồ sơ thành lập chi nhánh doanh nghiệp
Tương tự như thủ tục đăng ký kinh doanh, bạn cần nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh. Thời hạn xử lý hồ sơ thành lập chi nhánh trong nước được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
“3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.”
Thông thường, mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu mở chi nhánh doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, vì đây chính là một trong những thị trường trẻ đầy tiềm năng. Để tiết kiếm chi phí khi thành lập chi nhánh doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh, bạn có thể sử dụng các dịch vụ thuê văn phòng, các gói Office share của Phan Law Vietnam. Tìm hiểu kỹ hơn về những dịch vụ đầy ưu đãi này tại trang https://startuphouse.vn/ hoặc liên hệ với chúng tôi thông qua các phương thức dưới đây.
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn